Việt Nam là một trong những đất nước có tín ngưỡng Tôn giáo phần lớn theo đạo Phật. Cũng chính vì vậy tại các đình, chùa, tượng Phật Thích Ca bằng đá thường được thờ phụng rộng rãi, tạo nên nét đẹp không chỉ về mặt tâm linh, mà còn là nét đẹp trong văn hoá tín ngưỡng của người Việt.
Phật Thích Ca là ai?
Phật Thích Ca Mâu Ni được coi là người sáng lập ra đạo Phật. Ngài được xác nhận là có thật trong lịch sử Phật Giáo. Phật Thích Ca xuất thân là hoàng tử Tất Đạt Ca Cồ Đàm của vương quốc Thích Ca – thuộc Ấn Độ ngày nay. Vì dòng họ này thuộc bộ tộc Thích Ca nên sau này Ngài có danh hiệu là Thích Ca Mâu Ni (có nghĩa là bậc Thánh của bộ lạc Thích Ca). Ngài sinh vào ngày rằm tháng 4 năm 624 TCN, tại vườn Lâm Tỳ Ni gần thành Ca Tỳ La Vệ, nơi hiện nay là vùng biên giới giữa Nêpan và Ấn Độ.
Tương truyền rằng hoàng tử Tất Đạt Ca Cồ Đàm khi chưa sáng lập ra đạo Phật, chào đời với 7 đóa sen đỡ bước, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất mà rằng: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” (Trên trời dưới đất, chỉ có trí tuệ siêu phàm của bậc Giác Ngộ mới là tôn quý).
Thái tử từ nhỏ đã nổi tiếng là người thông minh, sáng dạ hơn người, sức khoẻ vô biên, văn võ song toàn, từ 7 đến 12 tuổi đã học thông thạo 5 môn học trên thế gian và 4 sách Thánh Veda. Đến năm 13 tuổi, Thái tử bắt đầu học võ thuật. Nhờ có sức khỏe phi thường, Ngài học môn võ gì cũng giỏi.
Vì sao Phật Thích Ca được người theo đạo Phật tôn thờ?
Theo sách nhà Phật ghi chép, Thái tử sau khi ra khỏi cung đã được tận mắt chứng kiến những cảnh tượng khổ đau của nhân thế đó là: sinh, lão, bệnh, tử. Thái tử hiểu rằng, chỉ có con đường giác ngộ là vĩnh viễn khắc phục mọi nỗi khổ đau và bất hạnh của đời người. Từ đó, Thái tử nuôi dưỡng quyết tâm xuất gia cầu đạo. Sau 6 năm tu hành khổ hạnh, có những thời điểm ép xác đến “thân hình như bộ xương khô”, ngày đêm ngồi yên tu tập, kiên trì, phấn đấu và cuối cùng đã giác ngộ, Thái tử trở thành Phật dưới gốc cây Bồ đề.
Người theo đạo Phật tôn thờ Phật Thích Ca Mâu Ni bởi Ngài là người sáng lập ra đạo Phật, đem lại “ngọn đuốc soi sáng nhân gian” cho những tâm hồn còn u tối, lầm lạc, tìm được con đường giải thoát khỏi những thứ tầm thường, cho tâm hướng thiện cho lòng bình an, ung dung, tự tại trước mọi sóng gió của cuộc sống. Họ tin rằng nếu tâm mình hướng Phật tức là có Phật hiện đến. Do đó phát sinh tín ngưỡng “Phật hiện cứu khổ mọi người”. Cho nên, những khi lâm tai, mắc họa, người ta hay thành kính, lễ mễ cầu Phật hiện mách bảo cho phương cách thoát khỏi tai họa.
Xem thêm nhiều mẫu tượng Phật Thích Ca tại đây
Tượng Phật Thích Ca bằng đá thường được thờ ngay giữa chính điện, ngự trên đài sen với tư thế ngồi kiết già, tay phải cầm đài sen đưa lên. Cũng bởi vị thế và ý nghĩa Tôn giáo cao quý của Phật Thích Ca mà tượng thường được làm bằng đá, chất liệu tạo cảm giác tôn kính và uy nghiêm.